Với tư cách là một chủ doanh nghiệp, bạn có cho rằng việc thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ là cần thiết để ngăn chặn những việc làm sai sót, không minh bạch trong doanh nghiệp của cấp dưới?

Mục tiêu của kiểm soát nội bộ
#1. Tính tuân thủ (Compliance)
Là việc thực thi các hành động theo đúng các chỉ thị hoặc theo đúng các quy định và quy trình có hiệu lực đã đề ra. Trong môi trường doanh nghiệp, sự tuân thủ thể hiện ở 2 cấp độ:
- Tuân thủ tất cả các quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam.
- Tuân thủ các quy định của điều lệ công ty, các quy trình, quy định nội bộ, văn hoá, chuẩn mực, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
#2. Tính minh bạch (Transparency)
Bao gồm:
- Sự chính xác: Thông tin phản ảnh chính xác dữ liệu tổng hợp từ sự kiện phát sinh.
- Sự nhất quán: Thông tin được trình bày có thể so sánh được và là kết quả của những phương pháp được áp dụng đồng nhất.
- Sự thích hợp: Khả năng thông tin tạo ra các quyết định khác biệt, giúp người sử dụng dự đoán kết quả trong quá khứ, hiện tại và tương lai hoặc giúp xác nhận và hiệu chỉnh các mong đợi.
- Sự rõ ràng: Thông tin truyền đạt dễ hiểu.
- Sự đầy đủ: Thông tin phản ánh đầy đủ các sự kiện phát sinh và các đối tượng có liên quan.
- Sự thuận tiện: Thông tin được thu thập và tổng hợp dễ dàng.
- Sự kịp thời: Thông tin có sẵn cho người sử dụng trước khi thông tin giảm khả năng ảnh hưởng đến các quyết định.

#3. Tính hiệu quả và hiệu lực (Effectiveness and Efficiency)
Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện qua:
- Chất lượng (Quality)
- Thời gian (Time)
- Chi phí (Cost)
- Phạm vi hoạt động
#4. Tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính (Reliability of financial Reporting)
Độ tin cậy thể hiện qua
- Đúng thẩm quyền (Authorization)
- Nguyên tắc ghi nhận (Recording)
- Thẩm quyền tiếp cận tài sản (Access to Assets)
- Sự phù hợp giữa tài sản thực tế và sổ sách (Asset Accountability)
>>> Tham khảo: Khóa học Kiểm soát nội bộ cho nhà quản trị
Vì sao doanh nghiệp bạn cần đến kiểm soát nội bộ?
Một thực trạng khá phổ biến hiện nay là phương pháp quản lý của doanh nghiệp còn lỏng lẻo, khi các doanh nghiệp nhỏ được quản lý theo kiểu, còn các doanh nghiệp lớn lại phân quyền điều hành cho cấp dưới mà thiếu sự kiểm tra đầy đủ. Cả 2 mô hình này đều dựa trên sự tin tưởng cá nhân và thiếu những quy chế thông tin, kiểm tra chéo giữa các bộ phận để phòng ngừa gian lận.

Thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ chính là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó bạn không quản lý bằng lòng tin, mà bằng những quy định rõ ràng nhằm:
- Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm…).
- Bảo vệ tài sản không bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp…
- Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và tạo dựng lòng tin đối với họ.
- Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy của doanh nghiệp cũng như các quy định của luật pháp.
- Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính.
- Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra.
- Các thành phần trong hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp.
Trên đây là những mục tiêu và lý do vì sao ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ đạt chuẩn để phát triển.